Cùng với sự phát triển của tư duy kiến trúc, trị trường VLXD cũng sôi động với sự du nhập của nhiều loại vật liệu mới mà đáng chú ý nhất là ngói bitum. Tương thích hoàn hảo với đa dạng phong cách kiến trúc từ Âu sang Á, ngói bitum đã sớm “cắm neo” trong lòng KTS và người sử dụng.
Vậy nhưng đối với nhiều người ngói bitum vẫn là một thuật ngữ xa lạ hoặc còn khá mơ hồ về loại vật liệu này. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta nắm bắt được phần nào kiến thức cơ bản và phương pháp ứng dụng dòng ngói này vào chính không gian sống của mình.
Ngói bitum là gì?
Bitum đơn thuần là một chiết xuất từ cặn dầu mỏ, người ta còn gọi là nhựa đường hay dầu hắc. Bitum được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chống thấm và vào thời kỳ cực thịnh của dầu mỏ để giải phóng khối lượng lớn cặn bitum này người ta đã bắt đầu ứng dụng để làm ngói lợp nhà gọi là ngói (hay tấm lợp) bitum. Lưu ý đây là hợp chất bitum, không phải bitum nguyên chất, loại hợp chất này vẫn duy trì được tính năng chống thấm cực kỳ quan trọng cho ngói, đồng thời tăng khả năng chịu nhiệt và chống cháy lan.
Ngoài lớp chống thấm bằng hợp chất bitum, trải qua quá trình phát triển, ngói bitum ngày nay đã thay thế dần lõi màng sợi hữu cơ (giấy / cellulose), những vật liệu kém bền và dễ cháy thành màng sợi thủy tinh giúp tăng cường khả năng liên kết, tăng độ bền kéo, tản nhiệt và đặc biệt chống cháy lan hiệu quả cho bề mặt ngói.
Lớp đá tự nhiên bọc sứ ngoài cùng giúp tăng độ thẩm mỹ, tăng khả năng chống tia UV và nấm mốc.
Ngoài ra để liên kết các lớp ngói bitum với nhau, trên và dưới bề mặt ngói sẽ thường có những vùng keo bitum tự dính. Lớp keo này trong quá trình sử dụng, lúc gặp thời tiết nóng sẽ chảy ra, hít vào các lớp ngói liền kề, từ đó giữ chặt vào nhau để chống gió bão.
Ngói bitum bắt nguồn từ đâu?
Ngói bitum thực chất không phải là một loại vật liệu mới, hay nói cách khác nó chỉ mới với người Việt, còn với thế giới nó là một trong những loại vật liệu lâu đời.
Xuất phát điểm từ Mỹ vào những năm 1800, thời kỳ mà nước Mỹ bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp của mình với những Cornelius Vanderbilt, Andrew Carnegie, P. Morgan, Henry Ford và đặc biệt ông "vua dầu mỏ" John Davison Rockefeller. Với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhu cầu ngày càng tăng, không chỉ để thắp sáng, nó còn được lọc hóa rồi sử dụng cho các mục đích khác, đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và quân sự.
Khi lượng dầu mỏ được khai thác nhiều, cặn của quá trình lọc dầu là bitum ngày càng tích trữ nhiều và đó chính là nền móng để người ta đưa bitum vào ứng dụng để sản xuất ngói lợp nhà cũng như vào các lĩnh vực khác trong xây dựng.
Sau đó, ngói bitum được nhân rộng ra châu Âu rồi đến châu Á và toàn thế giới sau này.
Không kể tại Mỹ, nơi mà ngói bitum chiếm khoảng 80% vật liệu lợp, ngay cả tại các quốc gia châu Á, nơi mà sức mạnh truyền thống Á Đông với mái ngói đất nung luôn ngự trị như Nhật Bản, Hàn Quốc thì ngói bitum sau hơn 20 năm du nhập đã chiếm khoảng 50-60% thị trường vật liệu lợp. Hay ngay cả Thái Lan, Indonesia, Malaysia,… các nước Đông Nam Á này cũng đang là những thị trường ưa thích của ngói bitum.
Như vậy, có thể nói ngói bitum gần như chắc chắn sẽ trở thành xu hướng của ngói lợp hiện đại tại Việt Nam.
Ưu điểm vượt trội của ngói bitum là gì?
Ưu điểm đầu tiên có thể nói đến đó là khả năng chống thấm cực tốt từ bản chất bitum.
Ngói bitum rất nhẹ, trọng lượng bản thân giao động từ 7-12kg/m2, thấp hơn nhiều so với ngói đất nung và ngói xi măng (40-60kg/m2). Do trọng lượng nhẹ nên nếu được áp dụng ngay từ quá trình thiết kế, nó sẽ làm tiết giảm đáng kể chi phí cho kết cấu công trình.
Độ dẻo của ngói bitum là một trong những đặc trưng vượt trội mà các loại vật liệu lợp khác không bì được. Nhờ độ dẻo này mà ngói có thể uốn cong theo nhiều hình thù mái khác nhau, lại giúp tấm ngói không bị nứt bể tiết kiệm tối đa chi phí hao hụt, thêm phần nữa là cực kỳ an toàn khi thi công và sử dụng vì không gây sát thương.
Do ngói làm từ những vật liệu mềm dẻo và nhẹ nhàng nên rất dễ gia công, thi công. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ đơn giản như dao rọc, kéo để cắt tỉa thoải mái nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho những vị trí góc ngách phức tạp.
Bản chất bitum và đá xay giúp chống ồn hiệu quả, đây cũng là một đặc điểm không thể không nhắc tới của dòng ngói này.
Nhựa đường vốn dĩ là một nguyên liệu hóa thạch nên tuổi thọ của nó thực chất là gần như không cần phải quan tâm. Trên thực tế, mái lợp nhựa đường thông thường có thể có tuổi thọ đến 30-50 năm.
Bên cạnh đó, chu kỳ vòng đời của ngói bitum không dừng lại khi chúng ta không sử dụng đến nữa. Hiện nay tại các nước có sản lượng tiêu thụ ngói bitum lớn và lâu đời, người ta đã thu gom ngói bitum sau sử dụng để làm hỗn hợp cán đường nhựa. Điều này cho thấy, ngói bitum không gây ra rác thải và không gây ô nhiễm môi trường.
Ngói bitum có nhược điểm không?
Dĩ nhiên, nói đi cũng phải nói lại, không có thứ gì là không có nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của ngói bitum đến từ chính bản chất mềm dẻo vốn là một lợi thế của nó. Do mềm nên ngói bitum cần có một bề mặt đỡ làm nền ngay bên dưới. Việc này đôi khi làm tăng chi phí dự toán cho công trình. Do đó, trước khi nghĩ đến việc chuyển từ một dòng sản phẩm truyền thống sang sử dụng ngói bitum, chúng ta cần cân đối chi phí trước. Và tốt nhất, nên áp dụng vào ngay lúc thiết kế để lấy chi phí chiếc giảm từ kết cấu bù đắp cho chi phí nền mái.
Ngói bitum phù hợp với nhà bạn không?
Về yếu tố kỹ thuật, như đã trình bày bên trên thì ngói bitum là xu hướng vật liệu tương lai tại Việt Nam.
Xét về yếu tố mỹ thuật, ngói bitum xuất phát từ phương Tây, do đó mang đậm chất Âu và phù hợp tuyệt đối với các ngôi nhà mang phong cách Châu Âu, nhất là trường phái cổ điển.
Bên cạnh đó, sau khi du nhập vào châu Á, nét phương Đông cũng dần bắt nhịp với những mô típ mới, đại diện là kiểu dáng tổ ong bắt mắt. Theo Adal Home, công ty chuyên phân phối ngói bitum tại Việt Nam cho hay, dòng tổ ong là loại thịnh hành nhất tại Việt Nam hiện giờ. Do đó, nếu bạn cần một kiểu dáng mang đậm màu sắc Á Đông, hãy chọn tổ ong.
Với kiểu dáng là những cách điệu đơn giản, không bất ngờ khi ngói bitum cũng hoàn toàn phù hợp với phong cách kiến trúc hiện đại, đơn giản, sáng tạo, phá cách,…
Tóm lại, loại tấm lợp này phù hợp với đa dạng phong cách. Tuy nhiên để chọn lựa và đưa ra được các quyết định cuối cùng, chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến từ các kiến trúc sư, hoặc liên hệ với các đơn vị chuyên cung cấp vật liệu này. Một địa chỉ tin cậy mà bạn có thể tham khảo là Công ty TNHH ĐT TM & XD Kỷ Nguyên Xanh, đơn vị nhập khẩu và phân phối trên toàn quốc.